Xét nghiệm Telorisk - Giải pháp cho lối sống và thói quen cải thiện tốc độ lão hóa sinh học
13-09-2023
Chronological vs. Biological age
Mỗi người trong chúng ta lão hóa ở một tốc độ khác nhau. Một số người dường như già đi rất nhanh, trong khi những người khác lại lão hóa với tốc độ chậm hơn nhiều. Tất cả chúng ta đều đã từng gặp ai đó lần đầu tiên mà trông có vẻ trẻ hơn nhiều, hoặc già hơn so với tuổi thực của họ.
Tuổi đời so với tuổi sinh học
Tuổi đời (chronological age) là số năm một người đã sống, trong khi tuổi sinh học (biological age) đề cập đến mức độ trẻ hay già hơn (so với tuổi đời) của một người.
Tuổi sinh học – còn được gọi là tuổi sinh lý (physiological age) – là thước đo mức độ tốt hay xấu mà cơ thể bạn đang vận hành so với tuổi thực theo năm sinh của bạn. Chẳng hạn, bạn có tuổi đời là 65, nhưng do có lối sống lành mạnh và năng động (tránh các mối đe dọa đến tuổi thọ như thuốc lá và béo phì), về mặt sinh lý, cơ thể bạn giống với người có độ tuổi 55. Khi đó, tuổi sinh học của bạn sẽ là 55.
Chúng ta già đi như thế nào nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Quá trình này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi di truyền, nhưng nghiên cứu đã làm sáng tỏ cách sự lão hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, căng thẳng và hút thuốc.
Nhiều người nghiên cứu về lão khoa cho rằng tuổi đời là một con số không đầy đủ vì nó không tính đến các yếu tố bên ngoài này.
Tuổi sinh học được quyết định như thế nào
Nghiên cứu cho thấy telomere và sự methyl hóa DNA đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa.
1. Telomere
Telomere là các nucleotide trên các đầu của nhiễm sắc thể (chromosome). Chúng giữ cho các đầu của nhiễm sắc thể không bị hư hại cũng như kết hợp với một nhiễm sắc thể gần đó. Về cơ bản, các telomere quyết định tốc độ lão hóa và chết đi của tế bào.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một người càng lớn tuổi thì các telomere của họ càng ngắn. Một nghiên cứu cho thấy những người có telomere ngắn hơn có nhiều khả năng bị chết sớm hoặc mắc bệnh hay rối loạn thoái hóa thần kinh.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng duy trì một lối sống lành mạnh thực sự có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng cách kéo dài các telomere.
2. Sự metyl hóa DNA
Các nhà khoa học cũng đang sử dụng phương pháp methyl hóa DNA để tác động đến tuổi sinh học. Tế bào sử dụng sự methyl hóa DNA để kiểm soát sự biểu hiện của gen. Nói cách khác, quá trình methyl hóa DNA sẽ tắt các gen. Mặc dù mục đích chính xác của quá trình methyl hóa vẫn chưa được biết, nhưng nó rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai, in dấu bộ gen, ổn định nhiễm sắc thể và hơn thế nữa.
Một nghiên cứu đã tìm cách khám phá liệu quá trình methyl hóa DNA có phải là một cách dự đoán tuổi chính xác hay không bằng cách thu thập 8,000 mẫu của 51 mô và tế bào khác nhau. Hầu hết các mẫu mô và tế bào được nghiên cứu có cùng tuổi thực và tuổi sinh học, một số thì không. Nghiên cứu cho thấy một số bộ phận trên cơ thể lão hóa nhanh hơn những bộ phận khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi sinh học
Có một số cách để bạn có thể tác động đến tuổi sinh học của mình, nhưng không có cách nào là tốt nhất hoặc chính xác hoàn toàn. Tuổi sinh học liên quan đến nhiều yếu tố thuộc về lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và thói quen ngủ. Có một số yếu tố sức khỏe nhất định có thể khiến tuổi thọ trung bình của bạn tăng lên.
1. Lối sống
Những thói quen lành mạnh có thể có tác động đáng kể đến tuổi thọ và tuổi sinh học của bạn. Bao gồm:
- Thói quen tập thể dục
- Thói quen ăn uống
- Mức độ căng thẳng
- Uống rượu bia
- Trình độ học vấn
- Thời gian ngủ
- Đời sống tình cảm và tình dục
- Hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất độc hại khác từ môi trường.
2. Di truyền
Một yếu tố khác – không liên quan đến thói quen của bạn – góp phần quan trọng vào tuổi sinh học, chính là di truyền. Di tuyền (bộ gen) chịu trách nhiệm một phần về tuổi sinh học của một người. Tuổi thọ có mối liên hệ gia đình, cũng giống như các bệnh cụ thể xảy ra trong gia đình vậy. Nghiên cứu Adventist Health Study cho thấy rằng với thói quen và lối sống tối ưu (chẳng hạn không sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia, tập thể dục thường xuyên, ăn chay, kiểm soát căng thẳng hiệu quả), tuổi thọ trung bình của một người thường khoảng 86 tuổi. Nếu có các thành viên trong gia đình sống lâu hơn 86 tuổi, khả năng bạn cũng sẽ sống lâu.
3. Nơi sống
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến tuổi sinh học là nơi bạn sống. Không có gì ngạc nhiên khi môi trường và nền văn hóa nơi bạn sống có quan hệ với những thói quen lành mạnh và liên quan đến sự an toàn của bạn, thực phẩm bạn ăn và nhiều hơn thế nữa.
Chẳng hạn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống trong một khu dân cư không an toàn sẽ khó có thể ra ngoài tập thể dục. Họ cũng ít có khả năng hơn tìm thấy các cửa hàng bán sản phẩm và trái cây tươi. Và có lẽ quan trọng hơn nữa, họ có khả năng bị căng thẳng ở mức độ cao.
Tóm lại
Mặc dù không phải là một khái niệm mang tính khoa học chính xác, nhưng tuổi sinh học có thể thể hiện qua các chỉ số đo lường khách quan như nhịp tim lúc nghỉ ngơi, huyết áp và thị lực, cũng như các tiêu chí chủ quan hơn như sự dễ dàng trong thực hiện các công việc hàng ngày, sức mạnh cơ bắp và khả năng vận động nói chung.
Vì vậy, biết tuổi sinh học của bạn cũng giống như biết được bạn khỏe mạnh ra sao – và liệu bạn có nguy cơ mắc các bệnh đe dọa tính mạng, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường hay không.
Ngay lúc này chính là thời điểm tốt nhất để thực hiện những thay đổi tích cực, từ đó có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể. Mục tiêu là hãy tập trung chú ý đến những thói quen làm giảm tuổi thọ và từ đó thay đổi, biến chúng thành những thói quen lành mạnh cho cuộc sống của bạn.
Hãy bắt đầu bằng việc khắc phục một số vấn đề mà bạn có thể thay đổi ngay lập tức. Chẳng hạn:
- Bỏ thuốc lá;
- Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, thịt nạc và nước vào chế độ ăn uống hàng ngày;
- Đảm bảo có được giấc ngủ tốt vào ban đêm bằng cách không tiếp xúc với màn hình TV, điện thoại… 1 giờ trước khi ngủ;
- Tập thể dục nhiều hơn bằng cách đi bộ hoặc bắt đầu một bài tập thể dục cụ thể;
- Tìm hiểu các kỹ thuật giúp giảm căng thẳng cũng như quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thiền hoặc hít thở sâu.
GIỚI THIỆU VỀ XÉT NGHIỆM TELORISK
Xét nghiệm giúp xác định độ dài của telorisk, sự chênh lệch về độ tuổi sinh học và độ tuổi thực tế ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cơ thể.Các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tim mạch,tiểu đường loại II, Alzheimer, cao huyết áp, loãng xương, nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... cũng đều liên quan đến độ dài telomere. Xét nghiệm giúp sàng lọc nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn, đồng thời đề xuất chế độ sinh hoạt,dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân.
Tìm hiểu về cấu trúc của telomere giúp chúng ta giải mã về quá trình lão hoá của cơ thể và giúp ngăn ngừa bệnh tật.